Ghi chú Wikipedia:Độ_nổi_bật_(phim)

  1. Nhiều nguồn trong số này có thể cung cấp thông tin có giá trị và dẫn chiếu tới các nguồn khác, nhưng bản thân nó không chỉ ra một chủ đề đáng chú ý. Các trường hợp tương tự đối với các ấn phẩm trong đó nội dung đề cập không tạo nên độ nổi bật có thể bao gồm: các bài đánh giá là một phần của bài đánh giá toàn diện TẤT CẢ các phim điện ảnh được công chiếu trong một liên hoan phim cụ thể – không khẳng định bất kỳ điều gì liên quan đến độ nổi bật của các phim dự thi riêng lẻ; và một số bài đánh giá trên web của các nhà phê bình nghiệp dư chưa tạo dựng được độ nổi bật cá nhận với tư cách là nhà phê bình.
  2. Các ví dụ bao gồm Sight and Sound Poll, Danh sách 100 phim hay nhất của Viện phim Mỹ, Time Out Centenary of Cinema, 1999 Village Voice Critics Poll, bình chọn của Positif, etc.
  3. Tiêu chí này là thứ yếu. Hầu hết các phim thỏa mãn tiêu chí này đều đã thỏa mãn tiêu chí đầu tiên. Tuy nhiên, tiêu chí này đảm bảo rằng phạm vi của tiêu chí đầu tiên được hoàn thiện.
  4. Xem Viện lưu trữ phim quốc gia để biết thêm chi tiết. Bất kỳ quốc gia nào có kho lưu trữ tương tự cũng đáp ứng tiêu chí này.
  5. Tiêu chí này nên được xem xét cẩn thận, vì bất kỳ bộ phim nào cũng có thể khoe một thành tích độc nhất vô nhị, chẳng hạn như "Phim điện ảnh duy nhất có bảy người phụ nữ mang túi xách màu vàng đứng trong thang máy."
  6. Tiêu chí này đảm bảo rằng độ bao phủ về những phim điện ảnh quan trọng ở các thị trường nhỏ được hoàn thiện, đặc biệt là trong trường hợp các quốc gia không có kết nối internet rộng rãi (hoặc không có kho lưu trữ trực tuyến các ấn phẩm quan trọng liên quan đến phim điện ảnh) và các thư viện và tạp chí của họ không có sẵn cho hầu hết các biên tập viên của Wikipedia tiếng Anh. Trong trường hợp này, "quốc gia sản xuất phim lớn" có thể được xác định là bất kỳ quốc gia nào sản xuất từ 20 phim điện ảnh trở lên trong một năm, theo báo cáo của UNESCO. Việc xác định "hãng phim lớn" của một quốc gia phụ thuộc nhiều vào quốc gia được đề cập.
  7. Các bước phổ biến trong quá trình tiền kỳ của phim hoạt hình thường là trình bày ý tưởng của bộ phim bằng cách xem trước sản phẩm cuối cùng, và các công việc như vậy không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí này. Thay vào đó, tiêu chí này cố gắng đảm bảo rằng bộ phim đã được bật đèn xanh và hiện đang trong quá trình sản xuất, với các công việc như thu âm lồng tiếng, thu âm nhạc phim, làm tiếng động, và vẽ / kết xuất các khung hình hoạt hình cuối cùng.